Quy trình sản xuất ván gỗ MDF gồm những bước nào?

Hiện nay ván gỗ MDF đang trở thành sản phẩm phổ biến được nhiều nhà thiết kế sử dụng làm đẹp nhà nội thất cho các công trình mới. Vậy vật liệu này được tạo ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qau quy trình sản xuất trong bài viết dưới đây nhé!

Ván gỗ MDF là gì?

Ván gỗ MDF là tên viết tắt của từ Medium Density Fiberboard là một loại ván ép sợi có mật độ sợi trung bình được sản xuất tại Mỹ ngoài các ván sợi xốp và ván sợi cứng. Loại vật liệu này có thành phần chính là bột sợi gỗ chiếm lên tới 75%, chất kết dính keo UF hoặc keo MUF chống thấm chiếm khoảng 11-14% còn lại là chất phụ gia và nước.

Ván gỗ MDF là gì?

Đặc điểm dễ nhận dạng của gỗ MDF so với các dòng gỗ công nghiệp khác là nó có cốt gỗ khá mịn  dạng bột. Nếu vuốt cạnh mặt gỗ chưa sơn có thể cảm nhận được rõ ràng và thấy các bột gỗ dính ra phía tay. Tuy nhiên độ mịn của MDF và HDF cực kỳ khó phân biệt cần những người có kinh nghiệm chuyên môn cao.

Các loại gỗ MDF thông dụng

Dựa theo cốt gỗ, tính năng, có thể chia gỗ MDF thành 3 loại:

  • Gỗ MDF thường: màu vàng nhạt, màu gỗ, màu nau nhạt... là loại gỗ được dùng phổ biến. Giá thành rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp MDF nhưng tính năng chống thấm kém bởi cần sử dụng trong môi trường khô thoáng.
  • Gỗ MDF lõi xanh chống thấm: ngoài các thành phần gỗ công nghiệp MDF nhưng được bổ sung thêm chất kháng ẩm, loại này có cốt màu xanh đặ trưng nên có tên gọi là MDF lõi xanh. Các chất phụ gia pha thêm dung dịch keo giúp tăng thêm độ kết dính, khả năng chống nước cao và các sợi gỗ giản nở...Gỗ lõi xanh cũng cũng có khả năng chống ẩm vì vậy tính bền đáng kể phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm được sử dụng đóng các đồ nội thất tầng trệt, làm cửa nhà vệ sinh, tủ bếp...
  • Gỗ MDF lõi đỏ chống cháy: Giống với thành phần gỗ loại thường nhưng được bổ sung thêm thạch cao, xi măng và các chất liệu phụ gia đặc biệt giúp chống cháy, chống lan, chống bền...

Quy trình sản xuất ván gỗ MDF

Bước 1: Ghiền gỗ tạo sợi, lọc phân loại

Từ gỗ nguyên liệu sẽ đượuc xay nghiền nhỏ thành dạng hạt hoặc dùng máy băm trống, máy phay nghiền để thực hiện công đoạn này

Các hạt được sàn lọc riêng có kích thước dưới 2mm hoặc hạt quá lớn (trên 50mm)

Lưu kho để ủ và bảo quản chờ thời gian để thực hiện các bước tiếp theo

Ghiền gỗ tạo sợi, lọc phân loại

Bước 2: Rửa

Một bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất gỗ MDF nhằm loại bỏ vỏ cây, cát, đất và các chất bẩn khác nhau. Nước rửa có thể làm nóng giúp quá trình rửa nhanh và sạch hơn, loại bỏ các chất cao su, nhựa, vón cục.

Việc rửa với nước giúp cho quá trình hấp và tinh chế ở các bước tiếp theo thuận tiện hơn

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Bước 3: Gia nhiệt nước, hấp, tinh luyện

Các hạt gỗ được làm nóng lên tới 40-60 độ ở áp suất khí quyển trong thùng tăng áp để làm các hạt mềm, ép bớt nước thừa chứa trong nguyên liệu.

Gia nhiệt nước, hấp, tinh luyện

  • Hấp nguyên liệu: Các phôi nén và ép được làm nóng bằng hơi nước bão hòa ở 6-10 bar, tạo ra nhiệt độ bên trong 175-195 độ C trong vòng 3-7 phút (chú ý thời gian lưu giữ của nguyên liệu trong bộ gia nhiệt ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc sợi)
  • Tinh luyện: Các máy tinh luyện với đĩa ly tâm sẽ chuyển bột dăm gỗ thành dạng sợi

Bước 4: Trộn với dung dịch kết dính

Chất kết dính dùng để sản xuất gỗ MDF thường là các loại nhựa dựa trên formaldehyde được bơm qua vòi phun áp suất cao từ 12-14 bar vào dòng thổi với phụ gia (nước, chất làm cứng, chất bảo quả, màu sắc...)

Dung dịch sẽ kết dính trộn đều với các sợi được chạy ra từ bộ tinh luyện xuống một đường thổi có áp suất cao bởi công nghệ sản xuất mà dung dịch được trộn dưới dạng phun thổi hoặc máy mộn kết hợp.

Bước 5: Cán phẳng tạo hình

Hỗn hợp trộn được chuyển qua máy sấy khô làm giảm độ ẩm của hỗn hợp nguyên liệu

Hỗn hợp sau khi sấy được đưa qua hệ thống máy rải nhằm rải đều hỗn hợp lên một hệ thống đai chuyển động lên tục

Độ dày mỏng của ván MDF cũng được quyết định thành phẩm ở bước này. 

Bước 6: Ép gỗ MDF

  • Ép sơ bộ: lớp thảm theo băng chuyển sẽ chuyển tới một máy ép sợ bộ nhằm tăng mật độ, giảm không khí bởi kết cấu sơ bộ ổn đinh...sau đó chueyenr sản phẩm sang thành phẩm máy nóng
  • Ép nóng: được ép bởi nhiệt độ từ 180-210 độ C và áp suất khoảng 5,0MPa để cố định tấm thảm và chuyển đổi nó sang MDF

Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm

Công đoạn hoàn thiện phải được cắt tỉa, chà nhám và cắt theo kích thước yêu cầu, sau đó lưu kho...Bên cạnh đó để tạo ra tính thẩm mỹ cho gỗ MDF như sơn phủ, dán bề mặt...

Hoàn thiện sản phẩm gỗ MDF

>>> Xem thêm:  Cấu tạo của cửa gỗ công nghiệp gồm những gì?

Ván gỗ MDF hiện nay đang ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành vật liệu không thể thiếu trong không gian sống của mỗi nhà. Hy vọng qua những thông tin mà HGC Door vừa cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về quy trình tạo ra ván gỗ MDF.

Viết bình luận